Truy cập nội dung luôn

 

Nhiệt liệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)!

Email  RSS  Sơ đồ cổng

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

ĐĂNG NHẬP QUẢN TRỊ ĐĂNG NHẬP QUẢN TRỊ

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 55
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 2701987

LỜI BAN BIÊN TẬP LỜI BAN BIÊN TẬP

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng - Đề cao sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên 

Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) do Bộ Chính trị vừa ban hành ngày 09/5/2024 đang được dư luận quan tâm. Quy định đề cập đến nhiều vấn đề cốt lõi cả về phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng chính trị, trình độ, năng lực lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong tình hình mới.
Quy định 144 quy định về 5 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới bao gồm:
Nội dung cơ bản của Điều 1 - Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc.

xem thêm >>>

CHI TIẾT TIN

Chương trình Câu chuyện tự hào với chủ đề “Ngòi pháo Chín tháng Giêng”
29/12/2024

 

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (09-01/1950 – 09-01/2025), kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bến Tre (01-01/1900 – 01-01-2025), 65 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17-01-1960 – 17/01/2025), hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930 – 03-02-2025), sáng ngày 27-12-2024, tại Khu tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Liệt sĩ Trần Văn Ơn (xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức Chương trình Câu chuyện tự hào với chủ đề “Ngòi pháo Chín tháng Giêng”. Tham dự có chú Hoàng Đôn Nhật Tân - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, anh Phan Thanh Trẻ - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre, anh Phạm Lê Minh Khang – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, anh Trần Kim Phẳng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre.

Trao học bổng và quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tốt.

Tại Chương trình, các bạn đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên được nghe chú Hoàng Đôn Nhật Tân - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh kể về phong trào của học sinh, sinh viên, ý nghĩa của ngày 09-01 và tấm gương anh dũng của anh Trần Văn Ơn.

Trần Văn Ơn sinh vào 20 giờ ngày 14-4-1931 âm lịch (năm Tân Mùi), tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha là ông Trần Văn Nghĩa, mẹ là bà Huỳnh Thị Tữu. Trong gia đình, Trần Văn Ơn là người con thứ 11 trong gia đình có 14 người con. Lúc nhỏ, Trần Văn Ơn theo học ở quê nhà. Năm 1941 theo học trường Trung học Mỹ Tho. Năm 1943, học đứng đầu bảng được học bổng. Năm 1947, Trần Văn Ơn lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Tại đây, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước của trường và được coi là một cột trụ của phong trào này. Đồng thời ông còn gia nhập Hội học sinh Việt Nam - Nam bộ. Trước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11), chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký, dẫn đến cuộc bãi khóa của học sinh 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23-11-1949. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài, nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình. Ngày 09-01-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đoàn biểu tình với hơn 6000 học sinh, sinh viên và giáo viên các trường cùng hàng trăm biểu ngữ khẩu hiệu: đòi quyền lợi thả sinh viên bị bắt; đòi thả số học sinh bị bắt; đòi mở cửa trường; đòi học tiếng mẹ đẻ; chống quân sự hóa trong nhà trường,… 13 giờ ngày hôm đó, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính Lê Dương bao vây khu vực sinh viên học sinh biểu tình một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Không lùi bước trước kẻ thù, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè hiên ngang tiến về phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau. Trong lúc khiêng một nữ sinh của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng và qua đời vào 16 giờ chiều ngày hôm đó khi chưa đầy 19 tuổi. Tin Trần Văn Ơn mất ngay lập tức đã gây náo động trong giới học sinh, sinh viên Sài Gòn, tạo nên một làn sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ, được hàng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin. Sau khi đấu tranh để được sự đồng ý của nhà cầm quyền, ban đại diện học sinh trường và gia đình đã đem xác anh về quàn 3 ngày tại nhà vĩnh biệt đường Thuận Kiều. Họ đã lập bàn thờ, đặt linh vị và quyết định tổ chức tang lễ cho Trần Văn Ơn ngay trong trường Pétrus Ký. Toàn thể học sinh Pétrus Ký đã mang băng đen để tang anh. Từ ngày 10 đến ngày 12-01, hàng trăm đoàn thể đủ mọi các giới: công nhân, tri thức, thương nhân, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh... đã đến viếng, thắp hương và đặt vòng hoa cho anh. Tổng cộng có hơn 400 vòng hoa. Các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên tràn ngập cả một quảng lớn sân trường. Theo báo Thần chung (số ngày 14-1-1950), để hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư nhân khác đều đóng cửa ngày hôm đó, đồng thời các xe rước người đi đưa đám tang đều không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 400 vòng hoa. Ngày 12-01-1950 một biển người đông hơn nửa triệu người đã kết chặt hàng ngũ đưa người anh hùng tuổi trẻ về nơi đất Thanh Tây chợ Lớn, ký túc xá Pétrus Ký nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều điễu văn được đọc để tưởng niệm Trần Văn Ơn. Trong số đó, Điếu văn của đại biểu các học sinh, sinh viên có đoạn: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 09 tháng 01, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”. Hiện nay mộ của Trần Văn Ơn được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, đám tang Trần Văn Ơn được coi là đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn, chống lại chính quyền thực dân Pháp. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Để tưởng nhớ công lao của Trần Văn Ơn, ngày 11-01-1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định công nhận liệt sĩ cho Trần Văn Ơn. Tháng 02-1950, tại Đại hội toàn quốc Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất ở Việt Bắc, đã quyết định lấy ngày 09-01 hàng năm làm ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội sinh viên lần thứ 5 (ngày 22-23/11/1993 tại Hà Nội) đã quyết định đồng thời lấy ngày 09/01 là Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam. Tháng 3-2000, Trần Văn Ơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Chụp ảnh lưu niệm với chú Hoàng Đôn Nhật Tân - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh – người truyền lửa tại Chương trình Câu chuyện tự hào với chủ đề “Ngòi pháo Chín tháng Giêng”.

Chương trình Câu chuyện tự hào với chủ đề “Ngòi pháo Chín tháng Giêng” mang một ý nghĩa sâu sắc trong việc ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, tôn vinh những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chương trình không chỉ là dịp để tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ, mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng, về những giá trị lịch sử mà cha ông đã dày công vun đắp. Những câu chuyện lịch sử được kể lại trong chương trình giúp khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, trách nhiệm với quê hương đất nước.

Dịp này, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tặng 20 suất học bổng và quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tốt; trao giấy chứng nhận cho 150 cán bộ Hội Sinh viên tham gia Lớp tập huấn Cán bộ Hội Sinh viên do Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường Đoàn Lý Tự Trọng tổ chức.

Tin, ảnh: Vươn Hoàn

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THƯ MỜI - THÔNG BÁO THƯ MỜI - THÔNG BÁO

LỊCH CÔNG TÁC LỊCH CÔNG TÁC

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

 Kế hoạch thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2025
 Hướng dẫn tuyên truyền một số nội dung trọng tâm của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 25/11/2024
 Xây dựng văn kiện đại hội cấp cơ sở; đại hội đảng bộ bộ phận, nhiệm kỳ 2025-2030 và đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025-2027
 đề cương báo cáo kiểm điểm của cấp ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2020 - 2025

LIÊN KẾT LIÊN KẾT