Truy cập nội dung luôn

 

Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Quốc tế Lao động (01/5)!

Email  RSS  Sơ đồ cổng

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

ĐĂNG NHẬP QUẢN TRỊ ĐĂNG NHẬP QUẢN TRỊ

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 153
  Tổng lượt truy cập: 1632764

LỜI BAN BIÊN TẬP LỜI BAN BIÊN TẬP

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, chúng nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai đối với Việt Nam. Với ý chí "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", dù chính quyền cách mạng còn non trẻ, đời sống Nhân dân còn muôn vàn khó khăn, toàn thể nhân dân Việt Nam vẫn một lòng, một dạ đoàn kết xung quanh Đảng, Mặt trận Việt Minh,

xem thêm >>>

CHI TIẾT TIN

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Cần, kiệm, liêm chính”
15/11/2023

Cách đây 74 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Bác đã để lại bài học vô cùng quý báu về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.

Quang cảnh sinh hoạt chuyên đề “Cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng” do Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Đảng ủy Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức                                         

Trong Di chúc để lại, một lần nữa Bác nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Lời dạy ấy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn và tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ, đảng viên. 

Nhớ lời Bác dạy trong bài viết “Thế nào là cần” (Số 1255, ngày 30/5/1949 đăng trên báo “cứu quốc”:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”.

 “Cần”, là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.” Bác nhấn mạnh: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Bác cũng chỉ rõ: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc

 “Kiệm”, là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người”. “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được… Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên "nay lần mai lữa".

 “Liêm” là trong sạch, không tham lam”. Người chỉ rõ: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm…”; Cán bộ “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. Mặt khác, Bác cũng nhấn mạnh, "Quan tham vì dân dại". Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hoá ra liêm. Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm”.

“Chính”, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”.

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn”. Và cán bộ, đảng viên “không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.

Để thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính”, Bác yêu cầu phải thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực hiện tốt vai trò nêu gương của người cán bộ, đảng viên; “nói đi đôi với làm”, phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là thuộc tính cơ bản, đặc trưng của đạo đức cách mạng trong mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì cán bộ, đảng viên mới tạo được lòng tin của quần chúng.Nếu cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất lòng tin trước đơn vị, trước nhân dân và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Không chỉ căn dặn sâu sắc về vai trò, bản chất, mà quan trọng hơn, trong Di chúc nói riêng và hệ thống tư tưởng của Bác nói chung còn chỉ ra biện pháp để rèn luyện đức tính “cần, kiệm, liêm, chính”.

Bác Hồ chính là tấm gương sáng về phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Người đã thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói. Có thể thấy, tư tưởng, những bài học sâu sắc và tấm gương Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung và cần, kiệm, liêm, chính nói riêng đã luôn có giá trị to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”

Học tập và làm theo về “cần”: là phải biết nuôi dưỡng tinh thần và nguồn lực để làm việc lâu dài; phải tích cực, sáng tạo trong công việc, đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển, kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế, có “cần” thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Là cán bộ, đảng viên cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo với công việc, gần gũi với nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay “cần”  là yếu tố không thể thiếu được đối với mọi người, đặc biệt là đối với người cán bộ quản lý. Đồng thời đi đôi với cần, phải kiên quyết đấu tranh chống lại tư tưởng lười biếng, thụ động, trông chờ, ỉ lại trong bản thân mình, trong cơ quan, đơn vị và trong xã hội hiện nay.

Học tập và làm theo về “kiệm”: là mọi người không nên xa xỉ, lãng phí, phô trương hình thức, biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lao động của cá nhân, cơ quan, của nhân dân; tiết kiệm từ cái nhỏ nhất tới những cái lớn lao; tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, tiết kiệm thời gian học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, mỗi giây, mỗi phút đối với những người cán bộ, công chức càng quý báu hơn bội phần, phong cách làm việc phải khoa học, đúng giờ, tôn trọng mọi người: không gây sự sách nhiễu, lãng phí thời gian người khác, của mình và của cơ quan.

Học tập và làm theo về “liêm”: là mọi người phải luôn giữ cho mình được trong sạch, giữ gìn của công và của dân, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham danh tiếng”; không tham ô, lãng phí, vun vén cho lợi ích cá nhân. Người cán bộ cách mạng phải liêm khiết, trong sạch, nhất là những người có chức vị, quyền hạn mà thiếu đức liêm, thì rất dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, hối lộ, tư lợi, bất minh, thiếu tuân thủ luật pháp.

Học tập và làm theo Bác về “chính”: là bản thân phải thẳng thắn trung thực, không tự cao, tự đại, không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn đoàn kết, luôn cầu tiến bộ; việc được phân công thì phải làm cho tốt, làm đến nơi, đến chốn; không sợ khó nhọc nguy hiểm; phải gần dân, thân dân, hiểu dân, tôn trọng nhân dân và lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh: phải làm tốt tự phê bình và phê bình để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thường xuyên chống lại mọi biểu hiện bất chính, mỗi ngày cố làm được một việc có lợi cho cơ quan, đơn vị, cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên về “Cần, kiệm, liêm chính”: 

Thứ nhất: Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn và thấm nhuần đạo đức cách mạng.

Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên và lâu dài trong công tác xây dựng Đảng. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải giữ gìn và không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể; luôn có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộc của dân; luôn chăm lo học tập nâng cao trình độ lý luận; gắn nghiên cứu lý luận với thực tế công việc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Trong công việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, biết tự chỉ trích để tiến bộ. 

Thứ hai: Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình gắn với sự gương mẫu của người đứng đầu.

Đây là giải pháp hiệu quả để rèn luyện đạo đức nói chung và rèn luyện “cần, kiệm, liêm, chính” đối với cán bộ, đảng viên nói riêng. Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa; phải gương mẫu nhất là những người đứng đầu trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực, to lớn đến Nhân dân. Ngược lại, bản thân người cán bộ, đảng viên không chịu tu dưỡng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và để lại những hậu quả không nhỏ, bởi “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “để tu dưỡng đạo đức xã hội chủ nghĩa, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Phải luôn luôn tự phê bình một cách thật thà, tự phê bình từ trên xuống dưới”.

Thứ ba: Nâng cao dân trí, phát huy quyền làm chủ, tăng cường dân chủ và mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân

Đây là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận thức và thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Bác, Nhân dân nếu hiểu biết, họ sẽ có khả năng thực hành với tư cách của người làm chủ; nếu họ nắm vững được pháp luật, nắm vững quyền làm chủ của mình, sẽ tạo ra môi trường để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính” gắn với quá trình công tác trên từng cương vị, chức trách nhiệm vụ được giao.

Do vậy, cấp ủy, tổ chức Đảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế để Nhân dân tham gia xây dựng Đảng; phát huy vai trò giám sát của Nhân dân đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Cần có cơ chế động lực, phương thức, điều kiện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trau dồi, thực hành tư cách người cách mạng, đồng thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái. 

Thứ tư: Nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát cán bộ, đảng viên của các cơ quan nhà nước, thực hiện kỷ luật nghiêm minh của các tổ chức Đảng

Đảng viên chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia tham luận về Cần, kiệm, liêm, chín

Đây là nhiệm vụ cũng cần được tiến hành thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, cũng như việc rèn luyện đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thông qua kiểm tra, giám sát để quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm như tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

“Cần, kiệm, liêm, chính” là một giá trị đạo đức của người cán bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gương thực hành cần, kiệm, liêm, chính, kiên quyết chống tệ tham nhũng, quan liêu, xa dân; chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, luôn tôn trọng lẽ phải, thực hiện công bằng, chính trực, sống có trách nhiệm với đất nước, với Nhân dân và với chính mình.

         Nguyễn Hiếu 

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THƯ MỜI - THÔNG BÁO THƯ MỜI - THÔNG BÁO

LỊCH CÔNG TÁC LỊCH CÔNG TÁC

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị khóa XIII về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904 - 01/5/2024)
 Kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
 Kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LIÊN KẾT LIÊN KẾT